Cơ cấu chung của các loại xe ô tô gồm những bộ phận nào?

Cơ cấu chung của các loại xe ô tô gồm những bộ phận nào? Đây là một câu hỏi thú vị của những ai khi bắt đầu học lái xe cũng cần phải biết.

 

Cơ cấu chung của các loại xe ô tô gồm những bộ phận nào?
Cơ cấu chung của các loại xe ô tô gồm những bộ phận nào?

Tham khảo thêm bài viết: Học lái xe ô tô tại Hà Nội.

Cơ cấu chung của các loại xe ô tô gồm những bộ phận nào?

Chào các anh chị em – những người mà khi mở nắp capo (hay thậm chí còn ko biết nắp capo là cái gì) thấy một mớ hỗn độn các máy móc chi tiết trong đó mà không phân biệt được cái gì ra cái gì, thì đây chính là loạt những bài học về cấu tạo ô tô được viết dưới dạng nền tảng căn bản nhất.

Em xin mạn phép mọi người được làm cái topic này dành cho các newbie mới bắt đầu đam mê về xe cộ, kể cả chị em đều có thể học được. Đây sẽ là toàn bộ những kiến thức mà em học được, nghiên cứu và chắt lọc tổng hợp lại theo ngôn ngữ đơn giản nhất để 1 người nông dân cũng có thể hiểu được. Bài viết có thể sẽ được sửa đổi theo sự góp ý các bậc cao nhân nhà ta.

Trước khi học thì mình cần đưa ra 1 số nguyên tắc học để đảm bảo học hiểu nhanh nhất có thể:

Nguyên tắc 1: Học theo phương pháp diễn dịch: Có nghĩa là đi từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ. Ví dụ học về động cơ thì trong động cơ có xi lanh, trong xi lanh có pít tông, trên pít tông thì có xéc măng…

Nguyên tắc 2: Học kiến thức nền không lan man. Ví dụ chúng ta tạm thời ko quan tâm có bao nhiêu loại động cơ và vị trí đặt ở đâu trên từng loại xe, chỉ cần quan tâm 1 loại cơ bản và 1 ví trị cơ bản thông dụng nhất mà thôi.

Trên ô tô có rất nhiều hệ thống làm việc đồng thời: động cơ, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều hòa, hệ thống điện…Nói chúng là chúng ta chưa cần quan tâm gì tới tất cả các hệ thống đó. Chỉ biết rằng là nó liên quan tới nhau và giúp cho chiếc xe có thể chuyển động được 1 cách an toàn và tiện nghi cho con người. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé:

Tham khảo thêm bài viết: Bằng B1, B2 và C khác nhau như nào?

Khái niệm: Động cơ của xe ô tô được gọi là ” trái tim ” của xe, là nguồn cấp động lực của ô tô.

Nguyên lý hoạt động: Khi động cơ của xe làm việc sẽ biến nhiệt năng thành cơ năng, rồi truyền đến các bánh xe và giúp làm cho xe ô tô chuyển động được.

Động cơ ô tô bao gồm các loại:

+ Theo nhiên liệu sử dụng được chia làm 4 loại bao gồm: Động cơ sử dụng xăng( chỉ sử dụng xăng), Động cơ dầu Diesel (Chỉ sử dụng dầu), Động cơ Gas ( Chỉ sử dụng khí), Động cơ sử dụng bằng điện( xe ô tô điện).

+ Theo chu chình làm việc sẽ bao gồm: Động cơ 4 kỳ( hiện nay đang được sử dụng phổ biến), Động cơ 2 kỳ ( không còn và ít được sử dụng).

+ Theo số xi lanh bao gồm các loại: 3 xi lanh, 4 xi lanh, 5xi lanh,…vv.

Cấu tạo của động cơ ô tô:

Động cơ của xe có nhiều bộ phận quan trọng bao gồm:

Bưởng Máy Bugi
Piston Thanh Truyền Lực
Trục Cam – Cò Các hệ thống banh răng, dây cu loa, VV… 
Xu pat

Tham khảo thêm bài viết: Mẹo học lái xe ô tô cho người mới.

2. Hệ thống khung gầm gồm những gì?

Hệ thống khung gầm bao gồm:

Hệ thống truyền tải lực:

Hệ thống truyền lực bao gồm bộ ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, bộ truyền lực chính và bộ vi sai, các bán trục.

Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực là dùng để truyền nhiệt từ moment xoắn từ động cơ đến các bánh xe chuyển động, đồng thời cũng giúp thay đổi độ lớn và chiều hướng của moment xoắn chuyển động.

Hệ thống phanh của xe: 

Hệ thống phanh xe ô tô có tác dụng: làm giảm tốc độ, hoặc dừng xe và giữ cho xe ô tô đứng yên trên dốc và đường bằng làm cho xe không bị trôi.

Hệ thống phanh có một số cách phân loại khác nhau như sau:

+ Theo cấu tạo điều khiển gồm: Phanh chân, phanh tay.

+ Theo kết cấu của cơ cấu phanh sẽ gồm: Phanh trống, phanh đĩa, phanh dải.

+ Theo cơ cấu dẫn động của phanh : Phanh dầu, phanh hơi, phanh dầu trợ lực bằng sức hút chân không, phanh dầu trợ lực bằng khí nén, phanh cơ khí.

Hệ thống phanh cần đảm bảo nhũng gì để giúp an toàn cho người sử dụng:

+ Quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh gấp.

+ Phanh êm và mượt trong mọi trường hợp.

+ Điều khiển nhẹ nhàng.

+ Xe sẽ không bị trượt khi phanh.

+ Không có hiện tượng phanh bị bó hoặc ăn lệch.

Hệ thống lái

Hệ thống lái dùng để giữ hướng chuyển động của xe hoặc thay đổi theo sự điều khiển của người lái và đảm bảo độ êm cho xe khi chuyển động hay chuyển hướng.

Hệ thống lái bao gồm các bộ phận chính sau:

+ Vô lăng lái, Trục lái, Bộ phận hỗ trợ lái, Thước lái,  Hệ thống giảm sóc và bánh xe.

Hệ thống treo

Có tác dụng nâng đỡ động cơ và toàn bộ thân xe. Hệ thống treo yêu cầu đảm bảo độ cứng vừa phải đảm bảo độ giảm sóc tốt nhất để giúp xe ô tô di chuyển một cách êm ái nhất.

Hệ thống khung, vỏ của xe:

Các loại xe con hiện nay, thường có 2 loại cấu tạo khung vỏ bao gồm:

+ Loại khung rời với vỏ như SUV, Pickup…

+ Loại khung liền vỏ như Sedan, compack…

+ Khung vỏ được ví như hệ xương trên cơ thể con người để tất cả những phần khác của ô tô bám vào có cấu chúc liền mạch.

+ Khung vỏ xe giúp cho xe tạo ra hình dáng bên ngoài và ổn định và bảo vệ kết cấu bên trong của xe ô tô.

Vành bánh xe và lốp của ô tô:

Có tác giúp làm giảm sóc và tạo lực bám tốt đối với mặt đường khi di chuyển. Lốp xe là bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường.

Slide 01

Tham khảo thêm bài viết: Thi sát hạch thực hành gồm những gì?

3. Hệ thống điện của xe ô tô là gì?

Hệ thống điện của xe ô tô là thành phần đóng vai trò rất quan trọng cấu tạo cơ bản của ô tô. Tuy rằng nó chiếm rất ít diện tích so với toàn bộ xe nhưng nó cũng là 1 bộ phận của xe ô tô giúp ô tô tích hợp được các thiết bị hiện đại hơn, hiện nay hệ thống này ngày càng được nâng cấp và tích hợp nhiều chức năng hiện đại.

Nhiều công nghệ thông minh đang được tích hợp nhờ hệ thống điện – điện tử ô tô.

Hệ thống điện của xe ô tô bao gồm điện động cơ và điện thân xe với hệ thống cung cấp điện, hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động, hệ thống tín hiệu và chiếu sáng, hệ thống thông tin, chẩn đoán…vv

Tham khảo thêm bài viết: Tôi phải học bao lâu mới có bằng?

4. Cabin hay còn gọi là khoang lái, ngồi trên xe là gì?

Trong cabin có chứa nội thất của xe ô tô. Bộ phận này cũng quan trọng như các bộ phận trên xe vì nó tích hợp và điều khiển thiết bị hiện đại ở trên xe ô tô, giúp tạo ra sự thoải mái và tiện nghi cho người dùng xe.

Hiện nay các chủ xe đều quan tâm nhiều hơn đến nội thất xe trong cabin. Nội thất của xe ô tô bao gồm:

+ Hệ thống bọc tiêu âm thanh quanh, bên trong xe.

+ Toàn bộ ghế ngồi và những bộ phận điều chỉnh ghế.

+ Các túi khí, dây thắt an toàn.

+ Bộ phận chiếu sáng bên trong xe và các loại thiết bị sử dụng điện.

+ Các hộc chứa đồ, lót khoang để đồ đằng sau…vv.

Nội thất trong cabin của xe có thể thay đổi dễ dàng, các chủ xe có thể thay đổi và nâng cấp tùy vào nhu cầu và kinh phí chi ra cho việc nâng cấp. Hãy cân nhắc trước khi nâng cấp vì nó khá tốn kém nếu bạn không có chi phí.

Tham khảo thêm bài viết: Kinh nghiệm thi đỗ bằng lái xe máy.

5. Các bộ phận phụ trợ của ô tô:

Các hệ thống phụ trợ bao gồm các hệ thống: radio, điều hòa, tời kéo.. để phục vụ nhu cầu giải trí và nhu cầu khác cho người sử dụng xe cần.

+ Hotline 0927.679.222 Liên hệ.

      Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của Trung tâm đào tạo lái xe Tuyên TiếnNếu các bạn có nhu cầu học lái xe hãy liên hệ với chúng tôi một cách nhanh chóng nhất để được tư vấn và được hưởng các ưu đãi đặc biệt dành cho các bạn.

Copyright 2019 © Trung Tâm Tuyên Tiến | Thiết kế bởi Web Bách Thắng